Bí xanh

Thông số sản phẩm:

1. Địa điểm trồng Bí xanh:  Huyện Củ Chi

2. Phương thức trồng Bí xanh:

– Nguồn giống: Giống bí xanh tăng trưởng khỏe, phẩm chất ngon, chống chịu được sâu bệnh rất tốt, cho năng suất cao 30-35 tấn/ha. Hiện nay, giống này được nhập về từ Công ty Giống Cây Trồng Miền Nam.

– Cách trồng: Được trồng trong những nhà vườn theo tiêu chuẩn VietGap

+ Làm đất kỹ, đất mặt phải cày cuốc sâu, lên líp cao 20-25 cm để tránh trường hợp bị ngập nước.

+ Giàn được làm ngay sau khi trồng để khi có tua, cây có thể bám lên.

Nhà vườn trồng bí xanh

+ Phân bón: 1.000 m2 cần 2.500-3.000 kg phân chuồng, 30-35 kg Urea, 30-35 kg Kali, 45-55 kg Super Lân.

+ Các bệnh gây hại: Bệnh Virut, bệnh nứt thân xỉ mủ, bệnh phấn trắng, bệnh ruồi đục lá, nhóm sâu ăn tạp. Tất cả các bệnh gây hại đều được phòng trừ theo đúng quy định. Trước khi thu hoạch 1 tuần, tuyệt đối không dùng thuốc hóa học mà chỉ sử dụng thuốc thảo mộc, vi sinh.

+ Khi trái được 25-30 ngày tuổi, bắt đầu tiến hành thu hoạch.

 Bí xanh tại Đi chợ Online cam kết là Thực phẩm sạch, đảm bảo Vệ sinh an toàn vì được trồng theo đúng tiêu chuẩn VietGap, gần như không dùng thuốc BVTV. Các bạn hoàn toàn an tâm sử dụng nhé.  

3. Mẹo với Bí xanh:

– Mẹo chế biến: Khi chế biến bí xanh, đừng vất hết vỏ đi bởi vì vỏ bí xanh cũng có giá trị dinh dưỡng nhất định. Bạn có thể lấy 30g vỏ bí xanh (đã rửa sạch và không hư hỏng) đem rim với một ít mật ong và một lượng nước vừa đủ. Đây là món ăn giúp chữa chứng ho vô cùng hiệu quả

– Mẹo chọn mua: Khi chọn mua, nên chọn quả có lớp vỏ mỏng và tươi ngon, trên vỏ có một lớp lông tơ

– Mẹo bảo quản: Nếu chưa sử dụng đến, Bạn hãy dùng màng thực phẩm bọc trái bí xanh lại và bỏ trong ngăn mát tủ lạnh. Làm như vậy sẽ bảo quản được rất lâu.

4. Bí xanh hợp với thực phẩm gì ???

Bí xanh có hàm lượng chất đạm và chất béo thấp, có tác dụng lợi tiểu, chữa phù nề, thanh nhiệt giải độc, làm sạch dạ dày, dưỡng da làm đẹp.

Hợp với người thiếu máu, cơ thể nóng nhiệt, thiếu nước bọt, ăn không thấy ngon, táo bón, hay bị viêm nhiễm; người nặng nề, cơ thể ứ trệ, máu lưu thông không đều.

Người bị ung thư, tiểu đường, mắc bệnh thận, bị béo phì, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, bị xơ gan cổ chướng; phụ nữ mang thai nên dùng bí xanh.

– Bí xanh + Nha đam => Bảo vệ sức khỏe

Bí xanh và nha đam là hai loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Khi dùng chung vừa giúp ngon miệng lại vừa có tác dụng bảo vệ sức khỏe như: thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, sinh mồ hôi, giảm huyết áp và mỡ, ngăn ngừa ung thư,…

– Bí xanh + Nấm hương => Nâng cao thể chất

Ăn bí xanh chung với nấm hương không chỉ giúp lợi tiểu, chữa phù nề, thanh nhiệt giải độc mà còn tốt cho tiêu hóa, giảm huyết áp và ngăn ngừa ung thư, giúp phát huy tối đa chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

– Bí xanh + Thịt gà => Hỗ trợ làm đẹp

Món ăn kết hợp bí xanh và thịt gà giúp cơ thể điều hòa chức năng tiêu hóa (ngăn ngừa bệnh trĩ), thanh nhiệt lợi tiểu, chữa phù nề, giảm béo. Không những thế, món này còn hỗ trợ bài tiết chất độc, dưỡng da làm đẹp.

– Bí xanh + Thịt ba ba => Thanh nhiệt giải độc

Thịt ba ba nấu chung bí xanh là món ăn rất tốt cho da, giúp sáng mắt, sinh mồ hôi, giải khát, lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, ngoài ra còn có hiệu quả giảm béo nhất định.

– Bí xanh + Phổ tai => Dưỡng da làm đẹp

Kết hợp phổ tai với bí xanh vừa giúp nâng cao tuổi thọ và làm đẹp, lại vừa loại bỏ được mỡ thừa, giúp giảm huyết áp, thanh nhiệt lợi tiểu. Đây là món ăn rất thích hợp cho những người bị chứng cao huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, mỡ máu cao, phù nề và béo phì.

– Bí xanh + Cua đồng => Đào thải chất độc

Bí xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giúp lợi tiểu, kết hợp với cua đồng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phân giải chất béo, hỗ trợ đào thải chất độc và hỗ trợ giảm cân.

– Bí xanh + Nấm mèo => Tốt cho máu

Bí xanh giúp đẩy mạnh quá trình trao đổi chất và loại bỏ các độc tố. Nấm mèo giàu chất sắt, tốt cho máu, giúp da dẻ hồng hào. Nấu chung hai thực phẩm này với nhau sẽ được món ăn có công hiệu làm đẹp, rất tốt cho cơ thể.

5. Bí xanh kỵ với thực phẩm gì ???

Người suy nhược cơ thể lâu ngày; người bị di tinh lâu ngày; người hay lạnh tay chân nên hạn chế sử dụng bí xanh.

– Bí xanh + Muối => Giảm khả năng chữa ho của bí xanh

Bí xanh rất tốt cho phổi và thận, giúp lợi tiểu, chữa ho. Tuy nhiên, cho quá nhiều muối khi chế biến sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ điều trị bệnh của bí xanh, nhất là khả năng chữa ho.

– Bí xanh + Cá diếc => Khiến cơ thể mất nước

Thịt cá diếc có vị ngọt tính ôn, tốt cho dạ dày, có thể chữa phù nề, giải độc, giúp lợi tiểu và làm thông sữa cho người mẹ. Nhưng nếu ăn cá diếc chung với bí xanh có thể gây mất nước nghiêm trọng. Món ăn này sẽ khiến ta đi tiểu nhiều.

– Bí xanh + Đậu đỏ => Dẫn đến hiện tượng mất nước

Đậu đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng như đạm, Vitamin B1, B2, B3, Canxi, Sắt,… lại có công dụng giảm béo khá tốt. Bí xanh tính mát, giúp lợi tiểu. Kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau sẽ gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều, từ đó dẫn đến mất nước trong cơ thể.

– Bí xanh + Giấm => Giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn

Trong bí xanh có nhiều Vitamin và muối khoáng, nhưng giấm lại có khả năng phá hoại hầu hết các chất này, làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Vì vậy, không nên nấu bí xanh chung với giấm.

Các bạn tham khảo để sử dụng bí xanh thật hợp lý nhé.

Tư vấn: Bác sĩ Nguyễn Lê Hồng Vân – Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu bạn đọc copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn dichoonline.com.vn như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Copyright © 2023 - 2024 | dichoonline.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status