Cà tím

Thông số sản phẩm:

1. Địa điểm trồng Cà tím:  Huyện Củ Chi

2. Phương thức trồng Cà tím:

– Nguồn giống: Giống cà tím F1 có sức tăng trưởng mạnh, kháng sâu bệnh tốt, cho năng suất cao và ổn định, trái đồng đều. Hiện nay, nguồn giống này do Công ty Giống Cây Trồng Miền Nam cung cấp

– Cách trồng: Cà tím thích hợp với vùng đất tơi, xốp, giàu phù sa, tốt nhất là đất ven sông

+ Làm luống rộng 100-120 cm, sâu 20-30 cm, cao 25-30 cm để tránh bị úng nước.

+ Làm giàn để giữ cho cây thẳng đứng;

Vườn cà tím

+ Phân bón: 1.000 m2 cần 2.500-3.000 kg phân chuồng, 50-100 kg vôi, 110 NPK 20-20-15, 25 kg Urea, 35 kg DAP, 25 kg KaCL.

+ Các bệnh gây hại: Cà tím thường bị các loại sâu bệnh như sâu đục trái, rầy xanh, rầy trắng, bọ trĩ, sâu đo xanh, bệnh héo xanh, phấn trắng, thối trái. Tất cả các bệnh gây hại đều được phòng trừ theo đúng quy định. Trước khi thu hoạch 7-10 ngày, tuyệt đối không dùng thuốc hóa học mà chỉ sử dụng thuốc thảo mộc, vi sinh.

+ Trung bình khoảng 60-70 ngày sau khi trồng, trái chín và có thể thu hoạch. 

 Cà tím tại Đi chợ Online cam kết là Thực phẩm sạch, đảm bảo Vệ sinh an toàn vì được trồng theo đúng tiêu chuẩn VietGap, gần như không dùng thuốc BVTV. Các bạn hoàn toàn an tâm sử dụng nhé.  

3. Mẹo với Cà tím:

– Mẹo chế biến: Lúc chế biến, nên nấu với nhiệt độ thấp, làm như thế vừa giúp cà tím bớt hấp thu dầu ăn, lại vừa bảo toàn được giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

– Mẹo chọn mua: Khi mua, nên chọn những quả cà tím thuôn, tròn đều, da tím và sáng. Đây là những quả cà tím cho chất lượng tốt nhất.

– Mẹo bảo quản: Gói kỹ cà bằng màng bọc thực phẩm và cất vào ngăn mát tủ lạnh. Nên nhớ, cà tím không thể bảo quản được lâu, chỉ nên trữ cà tìm tối đa 3 ngày.

4. Cà tím hợp với thực phẩm gì ???

Cà tím hợp với người thiếu máu, cơ thể nóng nhiệt, thiếu nước bọt, ăn không thấy ngon, táo bón, hay bị viêm nhiễm; người nặng nề, cơ thể ứ trệ, máu lưu thông không đều.

Người nóng sốt; người ho ra máu hoặc táo bón; người cao huyết áp, xơ vữa động mạch; người mắc bệnh Scorbut (thiếu hụt Vitamin C); người bị xuất huyết dưới da nên ăn cà tím.

– Cà tím + Thịt heo => Tăng sức đề kháng cho cơ thể

Thịt heo chứa nhiều đạm và chất béo, kết hợp với cà tím sẽ làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Đây là món ăn bổ dưỡng có thể ăn trong bữa ăn hàng ngày.

– Cà tím + Thịt bò => Tốt cho sức khỏe

Cà tím có nhiều Vitamin PP, giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tim mạch. Thịt bò dồi dào dinh dưỡng, giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Kết hợp hai thứ này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.

– Cà tím + Thịt dê => Tốt cho ngưởi mắc bệnh tim mạch

Thịt dê vốn tính nóng, không có độc, có thể giúp bồi bổ lá lách và thận, làm ấm dạ dày. Cà tím chứa nhiều Vitamin E, Vitamin PP. Sự kết hợp của hai loại thực phẩm này giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.

– Cà tím + Thịt gà => Giúp giảm mỡ, hạ huyết áp

Thịt gà giàu chất dinh dưỡng, có công dụng bổ máu, tốt cho hệ tiêu hóa. Cà tím chứa nhiều loại Vitamin. Kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ làm thông kinh mạch, hạ huyết áp, giảm mỡ.

– Cà tím + Đậu nành => Giúp cơ thể khỏe mạnh

Cà tím có tác dụng bảo vệ mạch máu nhờ làm giảm độ giòn của mao mạch. Đậu nành có tác dụng bổ máu, điều hòa khí khuyết, nhuận trường, chữa táo bón và làm tan vết sưng. Dùng kết hợp hai món này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

– Cà tím + Khổ qua => Tốt cho bệnh tim mạch

Cà tím và khổ qua đều là thực phẩm tốt cho người mắc bệnh tim mạch. Ăn chung hai thứ này với nhau sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Những người mắc bệnh về tim mạch nên ăn món này thường xuyên.

– Cà tím + Mã đề => Giúp giải độc, hạ huyết áp

Mã đề có tác dụng chữa ho, tiêu đờm, lợi tiểu, làm tan sỏi đường tiết niệu. Cà tím có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa khí huyết. Sử dụng cà tím chung với mã đề sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ huyết áp.

5. Cà tím kỵ với thực phẩm gì ???

Cà tím kỵ với người suy nhược, dễ đau yếu khi thời tiết bất ổn.

Người bị tiêu chảy; người bị viêm loét da; người bị bệnh về mắt; thai phụ nên hạn chế dùng cà tím.

– Cà tím + Cua ghẹ => Ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa

Cà tím và cua ghẹ đều là thực phẩm tính hàn. Ăn hai loại thực phẩm này chung với nhau sẽ gây khó tiêu và khiến thực phẩm tích tụ lại trong dạ dày, ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Vậy nên, đừng để hai loại thực phẩm này cùng xuất hiện trong một bữa ăn

– Cà tím + Mực nang => Gây rối loạn tiêu hóa

Mực nang tính hàn, ăn liên tục 1-2 con sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa. Vì vậy, không nên ăn chung mực với cà tím, nhất là với những người có hệ tiêu hóa yếu.

Các bạn tham khảo để sử dụng cà tím thật hợp lý nhé.

Tư vấn: Bác sĩ Nguyễn Lê Hồng Vân – Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu bạn đọc copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn dichoonline.com.vn như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Copyright © 2023 - 2024 | dichoonline.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status