Giá trị dinh dưỡng:
Thành phần dinh dưỡng trong 100g ăn được
Nguồn : Trung tâm dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh
Thông số sản phẩm:
1. Địa điểm trồng Cải thìa: Huyện Củ Chi
2. Phương thức trồng Cải thìa:
- Nguồn giống: Giống cải thìa chất lượng cao được nhập về từ Công ty Giống Cây Trồng Miền Nam.
- Cách trồng: Cải thìa rất dễ trồng, có thể trồng được trên nhiều loại đất, từ đất cát đến đất thịt.
+ Đất phải được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, tàn dư từ vụ trước, đảo và phơi đất 8-10 ngày để đất thông thoáng. Làm như vậy sẽ giúp cây sinh trưởng tốt hơn, đồng thời hạn chế được sâu bệnh cư trú trong đất.
Vườn cải thìa
+ Phân bón: 1.000 m2 trồng cải thìa cần 1.500-1.800 kg phân chuồng hoai, 6-8 kg Urea, 3-5 kg KCl, 10 kg Super Lân.
+ Các bệnh gây hại: Bọ nhảy, sâu khoang, sâu tơ, sâu ăn tạp, sâu đục nõn và bệnh thối nhũn do vi khuẩn. Tất cả các bệnh gây hại đều được phòng trừ theo đúng quy định. Trước khi thu hoạch 1 tuần, tuyệt đối không dùng thuốc hóa học mà chỉ sử dụng thuốc thảo mộc, vi sinh.
+ Khi cải thìa được 30-35 ngày tuổi, bắt đầu tiến hành thu hoạch.
Cải thìa tại Đi chợ Online cam kết là Thực phẩm sạch, đảm bảo Vệ sinh an toàn vì được trồng theo đúng tiêu chuẩn VietGap, dùng rất ít thuốc Bảo vệ thực vật. Các bạn hoàn toàn an tâm sử dụng nhé.
3. Mẹo với Cải thìa:
- Mẹo chế biến: Chỉ khi cần chế biến mới nên cắt hoặc thái nhỏ cải. Nên xào cải với lửa to để cải nhanh chín, giữ được màu xanh và lượng Vitamin có trong cải.
- Mẹo chọn mua: Nên chọn mua những lá cải thẳng, màu xanh non, không bị dập. Cải có phần lá ngả sang màu vàng là cải đã già, ăn sẽ không ngon.
- Mẹo bảo quản: Không nên bảo quản cải thìa trong tủ lạnh vì nếu để quá lâu sẽ hình thành tác nhân gây bệnh ung thư
4. Cải thìa hợp với thực phẩm gì ???
Cải thìa hợp với người dễ đau nhức, bầm tím và người bình thường, cơ thể không gặp vấn đề hay trở ngại gì.
Sản phụ sau sinh bị đau bụng ứ huyết; người bị viêm loét da (nhiễm khuẩn da) nên ăn cải thìa.
- Cải thìa + Thịt heo => Tăng cường lưu thông khí huyết
Món ăn kết hợp cải thìa và thịt heo giúp cơ thể giải độc, tăng cường lưu thông khí huyết. Đây là món ăn rất phù hợp cho người hay bị tắc mạch máu hoặc điều trị sau khi bị tai biến.
- Cải thìa + Thịt bò => Tăng cường sức dẻo dai cơ thể
Cải thìa và thịt bò đều lá những thực phẩm có tác dụng tăng cường sức dẻo dai của cơ thể. Những người bị yếu gân cốt, hay đau lưng và căng cứng cơ chân tay nên ăn thường xuyên món này.
- Cải thìa + Thịt gà => Bổ gan, làm đẹp da
Bạn nên biết, cải thìa có chứa hàm lượng Beta Caroten và Vitamin C khá dồi dào, còn thịt gà chứa nhiều thành phần đạm tương tự như collagen, vốn tốt cho da. Kết hợp hai thực phẩm này với nhau vừa tốt cho gan lại vừa làm đẹp da.
- Cải thìa + Tôm tươi => Bổ thận tráng dương
Trong cải thìa có nhiều Vitamin, kết hợp với tôm tươi không những giúp bổ thận tráng dương mà còn giúp phát huy tối đa lợi ích của Canxi (vốn có nhiều trong thịt tôm).
- Cải thìa + Nấm hương => Dưỡng da làm đẹp
Cải thìa và nấm hương đều khá dồi dào chất xơ. Khi kết hợp chúng với nhau sẽ có công dụng điều hòa các chức năng trong cơ thể, giúp dưỡng da làm đẹp, chống lão hóa và giảm béo.
- Cải thìa + Đậu hũ => Chữa táo bón
Cải thìa và đậu hũ đều dồi dào chất dinh dưỡng. Sự kết hợp này sẽ giúp làm sạch phổi, thanh nhiệt giải độc, sinh mồ hôi, chữa táo bón, hiệu quả rất rõ ràng.
5. Cải thìa kỵ với thực phẩm gì ???
Người bị hôi nách; người hay đau nhức gót chân (bệnh cước khỉ); trẻ em bị sởi không nên dùng cải thìa.
- Cải thìa + Cà rốt => Giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn
Cải thìa là thực phẩm dồi dào Vitamin C, nhưng nếu dùng chung với cà rốt, những enzym trong cà rốt sẽ phân hủy lượng Vitamin ấy, làm giảm đi giá trị dinh dưỡng của bữa ăn.
- Cải thìa + Gan động vật => Ảnh hưởng đến sự hấp thu muối khoáng
Khi dùng cải thìa chung với gan động vật, những muối khoáng có trong gan như đồng, sắt sẽ bị Vitamin C trong cải oxy hóa làm hạn chế những tác động tốt lên cơ thể. Vì thế, không nên kết hợp hai món này với nhau.
Các bạn tham khảo để sử dụng cải thìa thật hợp lý nhé.
Đặt mua hàng