Hẹ lá

Mã sản phẩm: 044 Tình trạng: TẠM NGƯNG BÁN

0 đ/kg

Đặt mua hàng

- Đơn vị sản xuất: HTX rau an toàn Nhuận Đức - Củ Chi - TPHCM

Hẹ lá là một phần của gia đình Allium và các loại thảo mộc, trong đó bao gồm tỏi, hành lá, hành tây và tỏi tây. Hẹ lá là món rau dễ ăn, có thể thay hành trong các bữa ăn hàng ngày, có thể muối chua cùng giá;

- Theo Đông Y, hẹ có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung trợ khí, điều hòa tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết. Hẹ lá rất tốt cho nam giới, giúp mạnh khí và tăng dương sự.

- Y học hiện đại thấy rằng hẹ là nguồn chứa Flavonoid và lưu huỳnh tự nhiên, có thể ngăn chặn một số loại bệnh ung thư hiệu quả. Những chất này giúp chống lại các gốc tự do và ngăn chặn chúng phát triển. Vì vậy, ăn hẹ có thể phòng ung thư đại tràng, vú, tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày.

- Hẹ lá được trồng trong những nhà vườn đạt tiêu chuẩn VietGap

- Sau khi thu hoạch, hẹ lá được đóng gói và bảo quản cẩn thận trước khi đưa đến người tiêu dùng.

- Hẹ lá tại Đi chợ Online cam kết là rau sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Các Bạn hoàn toàn an tâm sử dụng nhé.

Hiện nay, Đi chợ Online đang TẠM NGƯNG cung cấp sản phẩm sản phẳm này để tìm nhà cung cấp mới với giá tốt hơn.


Đặt mua hàng

Giá trị dinh dưỡng:

Thành phần dinh dưỡng trong 100g ăn được

kcal

16

g

94.5

g

2.2
Đường Canxi Sắt Phospho Natri Kali Cholesterol

g

3.9

mg

56

mg

1.3

mg

45

mg

6

mg

234

mg

0
Vit C Vit B1 Vit PP Vit A Vit D β-Caroten Phytosterol

mg

19

mg

0.03

mg

0.9

µg

0

µg

0

µg

1745

mg

0

Nguồn : Trung tâm dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh

Thông số sản phẩm:

1. Địa điểm trồng Hẹ lá:  Huyện Củ Chi

2. Phương thức trồng Hẹ lá:

- Nguồn giống: Giống hẹ chất lượng cao được nhập về từ Công ty Giống Cây Trồng Miền Nam.

- Cách trồng: Được trồng trong những nhà vườn theo tiêu chuẩn VietGap

+ Làm đất kỹ, đất mặt phải cày cuốc sâu, xử lý vôi, lên líp cao 20-25 cm để tránh trường hợp bị ngập nước.

Vườn hẹ lá

Vườn trồng hẹ lá

+ Phân bón: 1.000 m2 cần 2.000-3.000 kg phân chuồng, 25-30 kg Urea, 5 kg KCl, 20 kg Super Lân, 10 kg DAP

+ Các bệnh gây hại: Bệnh sâu thân đục lá; bệnh vàng lá; bệnh thối nhũn, tiêm lửa. Tất cả các bệnh gây hại đều được phòng trừ theo đúng quy định. Trước khi thu hoạch 1 tuần, tuyệt đối không dùng thuốc hóa học mà chỉ sử dụng thuốc thảo mộc, vi sinh.

+ Khi hẹ lá được 55-60 ngày tuổi, bắt đầu tiến hành thu hoạch.

heartheartheart Hẹ lá tại Đi chợ Online cam kết là Thực phẩm sạch, đảm bảo Vệ sinh an toàn vì được trồng theo đúng tiêu chuẩn VietGap, gần như không dùng thuốc Bảo vệ thực vật. Các bạn hoàn toàn an tâm sử dụng nhé.  yesyesyes

3. Mẹo với Hẹ lá:

- Dùng hẹ vào mùa xuân: Từ xưa, người Trung Quốc đã có quan niệm "Mùa xuân nên dùng hẹ". Theo những điều được ghi chép trong tư liệu Đông y, mùa xuân là mùa vạn vật sinh sôi nảy nở, dương khí dồi dào nên cần chú trọng bồi bổ cho gan. Hẹ lá mang tính ôn, có khả năng nuôi dưỡng sức sống cho cơ thể, lại tốt cho gan thận. Hơn nữa, ăn hẹ lá vào mùa xuân còn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp nâng cao thể chất.

- Mẹo chế biến: Trước khi chế biến hẹ lá, nên rửa sạch rồi cắt vụn hẹ, bởi quá trình tiếp xúc với vết cắt sẽ làm tăng mùi thơm của hẹ, làm cho món ăn ngon hơn. Trong hẹ lá có chứa hợp chất lưu huỳnh, khi gặp nóng dễ bay hơi. Thế nên, nấu quá lâu sẽ làm mất độ giòn của hẹ. Đây chính là lý do bạn không nên xào hẹ quá kỹ.

- Mẹo chọn mua: Nên chọn mua những lá hẹ thẳng, có màu xanh tươi ngon. Hẹ lá có hai loại: lá rộng và lá hẹp. Trong đó, hẹ lá rộng có hương vị thanh đạm, còn hẹ lá hẹp thì có mùi vị thơm nồng hơn.

- Mẹo bảo quản: Nên dùng khăn giấy gói hẹ lại, cho vào bao nilon rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

4. Hẹ lá hợp với thực phẩm gì ???

Hẹ lá là thực phẩm có hàm lượng chất đạm và chất béo thấp, có tác dụng giúp ăn ngon miệng, điều hòa khí huyết, bổ thận, tốt cho lục phủ ngũ tạng.

Hợp với người hay bị lạnh tay lạnh chân hoặc tê tay tê chân, gặp thời tiết lạnh dễ bị ho, tiêu hóa kém, ăn không ngon miệng; người nặng nề, cơ thể ứ trệ, máu lưu thông không đều.

Người bị bất lực, người yếu sinh lý nên dùng nhiều hẹ lá.

- Hẹ lá + Giá => Bồi bổ cơ thể, giải độc

Hẹ lá hợp với giá

Món ăn kết hợp hẹ lá chung với giá không những giải nhiệt cho cơ thể mà còn ngăn ngừa táo bón. Đây là món ăn thích hợp dành cho người béo phì.

- Hẹ lá + Trứng gà => Bổ thận tráng dương

Hẹ lá hợp trứng gà

Hẹ lá có khả năng điều hòa dạ dày, bồi bổ cho cơ thể, tốt cho lục phủ ngũ tạng. Nếu xào chung với trứng gà thì hiệu quả dinh dưỡng sẽ cao hơn. Đây là món ăn bổ thận, giúp khí huyết lưu thông tốt hơn và giúp giảm đau.

- Hẹ lá + Tôm tươi => Tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể

Hẹ lá hợp tôm tươi

Kết hợp hẹ lá với tôm tươi sẽ được món ăn cung cấp cho cơ thể một lượng dinh dưỡng dồi dào. Đây là món ăn có lợi cho người mắc các chứng: quáng gà, khô mắt, táo bón,...

- Hẹ lá + Nấm bào ngư => Có lợi cho ruột và dạ dày

Hẹ lá hợp nấm bào ngư

Ăn món ăn từ hẹ lá với nấm bào ngư, cơ thể sẽ được cung cấp một lượng dinh dưỡng dồi dào, vừa tăng cường thể lực, vừa gia tăng sức đề kháng, thúc đẩy hoạt động của dạ dày và ruột. Đây là món ăn thích hợp dành cho người bị béo phì, rối loạn tiêu hóa, mắc bệnh tuần hoàn máu não.

- Hẹ lá + Đậu hũ => Tăng cường khả năng tình dục

Hẹ lá hợp đậu hũ

Hẹ lá và đậu hũ đều là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Kết hợp hai thứ này không những giúp tăng cường thể lực, nâng cao khả năng tình dục mà còn giúp thanh nhiệt, chữa phù nề, lợi tiểu. Có thể dùng món ăn chế biến từ hẹ lá và đậu hũ làm thức ăn hỗ trợ điều trị cho người mắc các chứng như: bất lực, xuất tinh sớm, di tinh, đái dầm, suy nhược, táo bón,...

- Hẹ lá + Cá diếc => Giúp nâng cao sức khỏe

Hẹ lá hợp các diếc

Hẹ lá có chứa hợp chất hóa học của lưu huỳnh. Hợp chất này có tác dụng giảm mỡ máu, phù hợp với người cao huyết áp hoặc người mắc bệnh về tim mạch, tuần hoàn máu não. Trong thịt cá diếc có nhiều dinh dưỡng và nhiều chất tốt cho sức khỏe. Kết hợp hai thứ này khi chế biến sẽ được món ăn rất có lợi cho sức khỏe.

5. Hẹ lá kỵ với thực phẩm gì ???

Hẹ lá kỵ với người thiếu máu, cơ thể nóng nhiệt, thiếu nước bọt, ăn không thấy ngon, táo bón, hay bị viêm nhiễm.

Người hay bị nóng trong người (hay mệt mỏi, môi khô, khát nước,...); người có hệ tiêu hóa yếu; người bị viêm loét, người bị tật về mắt không nên dùng hẹ lá.

- Hẹ lá + Bí đỏ => Cản trở hấp thụ Vitamin C

Hẹ lá kỵ bí đỏ

Hẹ lá vốn chứa nhiều Vitamin C. Khi chế biến hẹ lá chung với bí đỏ, enzym có trong bí sẽ tiêu hao Vitamin C có trong món ăn.

- Hẹ lá + Mật ong => Có khả năng gây tiêu chảy

Hẹ lá kỵ mật ong

Mật ong có nhiều đồng và sắt vi lượng. Mật ong sẽ làm giảm công dụng của Vitamin C vốn có trong hẹ lá. Bên cạnh đó, chất xơ trong hẹ lá và mật ong đều có khả năng gây kích thích tiêu hóa, kết hợp cả hai có thể dẫn đến hiện tượng tiêu chảy.

- Hẹ lá + Rượu trắng => Làm chứng xuất huyết thêm trầm trọng

Hẹ lá kỵ rượu trắng

Hẹ lá tính ôn, vị cay, có thể tráng dương hoạt huyết. Rượu trắng tính nóng, vị ngọt cay, hơi đắng, có thể khiến cơ thể sản sinh nhiệt, khiến mạch máu phình to, dễ gây tình trạng xuất huyết. Ăn hẹ lá chung với rượu trắng sẽ khiến tình trạng xuất huyết trở nên trầm trọng hơn.

- Hẹ lá + Sữa chua => Có thể gây sỏi thận

Hẹ lá kỵ sữa chua

Hẹ lá có chứa nhiều axit oxalic, kết hợp với Canxi có trong sữa chua sẽ gây nên hợp chất kết tủa (các viên sỏi). Vậy nên, dùng hai thứ này chung với nhau không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn mà còn có thể gây sỏi thận, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

- Hẹ lá + Thịt bò => Gây nóng trong người

Hẹ lá kỵ thịt bò

Như ta đã biết, hẹ lá rất tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng nếu dùng quá nhiều có thể gây tiêu chảy. Kết hợp hẹ lá với thịt bò sẽ gây ra hiện tượng nóng trong người. Vì thế, không nên dùng chung hai thứ này với nhau.

- Hẹ lá + Thịt dê => Gây táo bón

Hẹ lá kỵ thịt dê

Bạn nên biết, hẹ lá và thịt dê đều là thực phẩm tính nóng. Dùng riêng rất có ích cho người bị nhiễm lạnh hoặc suy nhược. Nhưng khi kết hợp chúng với nhau sẽ gây nên chứng táo bón và cảm giác phiền muộn.

Các bạn tham khảo để sử dụng hẹ lá thật hợp lý nhé.

Đặt mua hàng

Sản phẩm thường được mua cùng:

Món ngon nấu cùng: