Thông số sản phẩm:
1. Địa điểm trồng Khoai tây: Tỉnh Lâm Đồng
2. Phương thức trồng Khoai tây:
– Nguồn giống: Giống khoai tây Mariela, Solara hoặc Diamond có nhiều ưu điểm vượt trội như tăng trưởng mạnh, kháng được sâu bệnh, cho năng suất cao và phẩm chất tốt.
– Cách trồng: Khoai tây phù hợp trên đất ruộng, đất cát pha, thịt nhẹ, đất phù sa ven sông với thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước và giữ ẩm tốt.
+ Làm đất kỹ, lên luống đơn rộng 60-70 cm trồng một hàng hoặc luống rộng 120 cm trồng hai hàng, chiều cao luống 20-25 cm để tránh trường hợp bị ngập nước.
Nhà vườn trồng khoai tây
+ Phân bón: 1 ha trồng khoai tây cần 10-15 tấn phân chuồng hoai mục, 250-300 kg Urea, 150-200 kg KCl, 550 kg Super Lân. Không dùng phân chuồng ủ chưa kỹ để bón cho cây khoai tây vì phân chưa hoai sau này bám vào vỏ củ sẽ làm cho củ không được sáng mã.
+ Các bệnh gây hại: Cây khoai tây hay mắc các bệnh sâu khoang, mốc sương, héo xanh, bệnh do virut. Tất cả các bệnh gây hại đều được phòng trừ theo đúng quy định. Trước khi thu hoạch 15 ngày, tuyệt đối không tưới nước hoặc dùng bất cứ loại thuốc hóa học nào.
+ Sau khi gieo trồng từ 75-90 ngày, củ đã trưởng thành, có thể bắt đầu thu hoạch
Khoai tây tại Đi chợ Online cam kết là Thực phẩm sạch, đảm bảo Vệ sinh an toàn vì được trồng theo đúng tiêu chuẩn VietGap, gần như không dùng thuốc Bảo vệ thực vật. Các bạn hoàn toàn an tâm sử dụng nhé.
3. Mẹo với Khoai tây:
– Mẹo chế biến: Sau khi đã gọt vỏ, cắt khoai tây thành từng miếng vừa ăn, nên ngâm nước muối pha loãng trước khi chế biến từ 10-15 phút. Làm như vậy khoai tây sẽ không bị vỡ vụn trong quá trình xào nấu.
– Mẹo chọn mua: Chọn củ khoai có vỏ mỏng, mịn, cầm chắc tay. Không nên mua những củ có vỏ đã xuất hiện màu xanh, lên mầm hoặc có nhiều đốm nâu đen.
– Mẹo bảo quản: Bảo quản trong tủ lạnh, hoặc ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu được, nên bảo quản khoai tây chung với táo bởi táo sẽ giúp khoai tây không bị mọc mầm.
4. Khoai tây hợp với thực phẩm gì ???
Hợp với người hay bị lạnh tay lạnh chân hoặc tê tay tê chân, gặp thời tiết lạnh dễ bị ho, tiêu hóa kém, ăn không ngon miệng; và người bình thường, cơ thể không gặp vấn đề hay trở ngại gì.
Người có tỳ vị khí hư (tiêu hóa kém, hay mệt mỏi, chán ăn, miệng luôn có cảm giác ngọt); người suy dinh dưỡng, người bị viêm loét dạ dày và tá tràng, người bị ung thư vú, ung thư trực tràng nên dùng khoai tây.
– Khoai tây + Thịt bò => Bảo vệ niêm mạc dạ dày
Thịt bò kết hợp cùng khoai tây rất tốt cho cơ thể, vì chất folate trong khoai sẽ bù đắp cho những ảnh hưởng không tốt của thịt bò lên niêm mạc dạ dày.
– Khoai tây + Cơm => Làm tăng hiệu quả của Axit Amin
Khoai tây là thực phẩm có năng lượng và đạm thấp, chứa nhiều Vitamin. Ăn chung với cơm còn giúp làm tăng hiệu quả của các Axit Amin chứa trong khoai tây.
– Khoai tây + Đậu Cô ve => Chữa chứng nôn mửa và tiêu chảy
Các thành phần dinh dưỡng trong đậu cô ve giúp điều hòa hệ tiêu hóa, chữa đầy bụng. Kết hợp với khoai tây sẽ giúp điều hòa chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa viêm dạ dày cấp tính và tiêu chảy.
– Khoai tây + Cần tây => Chữa táo bón
Khoai tây có lượng dinh dưỡng và đạm phong phú, gần giống với đạm động vật. Vì vậy, kết hợp với cần tây sẽ giúp giảm huyết áp, bổ lá lách, chữa táo bón.
– Khoai tây + Dưa leo => Tốt cho sức khỏe
Khoai tây có công dụng làm khỏe dạ dày, chữa viêm, giải độc, giúp ăn ngon miệng. Ngoài ra, khoai tây còn có hàm lượng tinh bột và chất xơ vô cùng dồi dào, nếu kết hợp với Axit có trong dưa leo, sẽ chuyển hóa một phần thức ăn thành chất béo. Cho nên, ăn hai loại thực phẩm này cùng lúc sẽ cung cấp nhiều dinh dưỡng, rất có lợi cho sức khỏe.
– Khoai tây + Giấm => Giúp phân giải độc tố
Xào khoai tây chung với một ít giấm sẽ giúp cho món ăn không bị cháy, giúp phân giải độc tố có trong khoai tây, có lợi cho sức khỏe.
5. Khoai tây kỵ với thực phẩm gì ???
Khoai tây kỵ với người dễ đau nhức, dễ bầm tím.
Người mắc bệnh tiểu đường và bệnh viêm khớp không nên dùng khoai tây.
– Khoai tây + Cà chua => Gây rối loạn tiêu hóa
Khi vào dạ dày và đường ruột, khoai tây sẽ hình thành môi trường axit. Trong khi đó, cà chua lại dễ sinh ra chất không tan khi rơi vào môi trường axit khá mạnh. Do đó, kết hợp hai loại thực phẩm này có thể gây ra hiện tượng biếng ăn, rối loạn tiêu hóa.
– Khoai tây + Đậu xanh => Dẫn đến tiêu chảy
Dùng chung đậu xanh với khoai tây sẽ dẫn đến tiêu chảy nặng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, không nên dùng hai thứ này chung với nhau.
– Khoai tây + Cua ghẹ => Gây khó tiêu
Một số nghiên cứu y học khuyên không nên dùng thịt cua ghẹ chung với khoai tây nhằm tránh gây ra tình trạng khó tiêu.
– Khoai tây + Chuối => Không tốt cho da mặt
Khoai tây vốn có tác dụng làm giảm Cholesterol, rất tốt cho người mắc bệnh tim mạch. Nhưng dùng chung với chuối sẽ khiến da mặt thâm nám.
– Khoai tây + Quả hồng => Không tốt cho hệ tiêu hóa
Khoai tây dễ sản sinh Axit Clohydric trong dạ dày. Khi dùng chung với quả hồng, Axit đó sẽ sinh ra những chất không tan, tác động không tốt đến hệ tiêu hóa.
Các bạn tham khảo để sử dụng khoai tây thật hợp lý nhé.
Tư vấn: Bác sĩ Nguyễn Lê Hồng Vân – Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng